HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

0938 758 968

Tin tức

Điêu khắc đền chùa cổ

Hầu hết chúng ta dù ai đi chăng nữa nhưng ắt cũng đã từng một lần đến thăm các ngôi đền, chùa hay các công trình kiến trúc cổ như lăng tẩm, cung điện... tất cả đều say đắm trước vẽ đẹp của kiến trúc cổ và cách thiết kế độc đáo của nó.

Điêu khắc đền chùa cổ

Hầu hết chúng ta dù ai đi chăng nữa nhưng ắt cũng đã từng một lần đến thăm các ngôi đền, chùa hay các công trình kiến trúc cổ như lăng tẩm, cung điện... tất cả đều say đắm trước vẽ đẹp của kiến trúc cổ và cách thiết kế độc đáo của nó. Nhưng chi tiết làm đa số chúng ta cảm phục chính là sự tỉ mĩ toát ra từ những hoa văn, hình tượng được chạm trổ thủ công, thiết kế tinh vi của những nghệ nhân điêu khắc đền chùa cổ.

Nghệ thuật điêu khắc đền chùa cổ đã xuất hiện ở nước ta từ thời Lý, trong giai đoạn này đạo phật rất hưng thịnh ở nước ta, số lượng đền chùa được xây dựng mới tương đối nhiều với lối kiến trúc và nét mỹ thuật phong phú nhưng cũng có những đấu ấn riêng. Tuy nhiên trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại sâm đã tàn phá đi rất nhiều đền chùa, miếu mạo, lăng tẫm... làm mất đi khá nhiều di sản quý báu của dân tộc.

Trong những năm gần đây nhằm khôi phục lại những nét đẹp văn hóa xưa kia đã bị mai một, phục dựng lại các đền chùa, lăng tẩm bị xuống cấp  nên rất nhiều công trình đã được các nhà hảo tâm, nhân dân chung tay trùng tu, tôn tạo. Quá trình này đòi hỏi khá nhiều thời gian công sức tiền của. Khó khăn hơn phải tìm được những chuyên gia, nghệ nhân am hiểu về điêu khắc đền chùa, kiến trúc cổ nhằm giữ được nét đẹp cổ xưa của nó.

Trên đất nước ta có tới hàng nghìn ngôi đền, chùa nhưng mỗi ngôi lại có những nét kiến trúc, trang trí, nét chạm khắc, hoa văn khác nhau. Tuy nhiên  khi vào chùa những hình ảnh dễ gặp nhất là hình rồng, hoa sen, các chữ tượng hình,… cùng với những hình ảnh quen thuộc phản ánh sinh hoạt đời thường trong dân gian như trống đồng, chèo thuyền, giã gạo,…

Các hình này thường được điêu khắc trên nhiều vật liệu khác nhau nhưng chủ yếu là: gỗ, đá, gốm, đồng. Trong đó chất liệu gỗ là phổ biến nhất, nó thường  được dùng để điêu khắc các hiện vật như: cửa võng, cột trụ, kẻ rường, khám thờ, ngai thờ, bài vị, cỗ kiệu…. bời vật liệu này vừa dễ kiếm lại đáp ứng được các yêu cầu trong điêu khắc; Chất liệu bằng Đồng thường dùng để điêu khắc tượng ,sơn son, thếp vàng, khắc bầu rượu, túi thơ, quả vả, cuốn thư…; Gốm thường trang trí trên các vật dụng bát, đĩa, gạch, ngói xây dựng, đồ thờ tự… được chạm khắc hoa lá chìm, phủ lên bằng các loại men trắng, rạn nâu, ngọc, ngà…

Nhìn chung để tiến hành trùng tu đền, chùa, lăng tẩm ngoài việc chuẩn bị kinh phí để di tu bảo dưỡng, ban quản lý dự án cần tim được những chuyên gia giỏi am hiểu về các công trình kiến trúc cổ về văn hóa tâm linh. Đặc biệt phải tìm được những nghệ nhân điêu khắc đền chùa có tay nghề tốt, có nhiều kinh nghiệm để có thể thể hiện giữ nguyên được vẽ đẹp ban đầu, thể hiện được lòng thành kính của chúng ta trước những di sản văn hóa truyền thống của ông cha. Đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đó tranhtuongdieukhac.com đảm bảo sẽ mang đến cho công trình của bạn những sản phẩm điêu khắc hoàn hảo nhất.

 

 
Gọi điện SMS Chỉ Đường