Trong đó dấu ấn của điêu khắc tôn giáo thể hiện qua kiến trúc của nhà chùa là một phong cách sáng tác nổi bật của nghệ thuật điêu khắc tôn giáo ở nước ta.
Dấu ấn của điêu khắc tôn giáo thể hiện qua các ngôi chùa
Điêu khắc vốn là một loại hình nghệ thuật không còn mới mẻ với mỗi chúng ta, nhưng các sản phẩm của lĩnh vực này tạo ra vẫn luôn dành được sự quan tâm của công chúng, Bỡi mỗi tác phẩm được tạo ra đều có phong cách sáng tác khác nhau, chứa đựng những nét nghệ thuật riêng. Trong đó dấu ấn của điêu khắc tôn giáo thể hiện qua kiến trúc của nhà chùa là một phong cách sáng tác nổi bật của nghệ thuật điêu khắc tôn giáo ở nước ta.
1, Thể hiện qua các pho tượng.
Theo các nhà nghiên cứu chuyên sâu thì phật giáo du nhập đến nước ta từ đầu công nguyên do tăng sĩ mà các thương nhân đem theo trên thuyền buôn trực tiếp truyền bá Phật học và lập nên trung tâm Phật giáo Luy Lâu. Đến khoảng thế kỹ thứ II trung tâm này phát triển phồn thịnh có thể so sánh cùng Lạc Dương, Bành Thành của Trung Hoa thời bấy giờ. Tuy nhiên hưng thịnh nhất là vào thời đại nhà Lý và nhà Trần, lúc này Phật Giáo được coi là quốc đạo, ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của người dân nên rất nhiều ngôi chùa mới được xây dựng và hoàn thiện trong giai đoạn này tiêu biểu phải kể đến các chùa như: chùa Một Cột, chùa trấn Quốc , chùa Phật Tích....
Tượng phật dấu ấn của điêu khắc tôn giáo, nó thuộc dòng chảy nghệ thuật điêu khắc mang tính nhân dạng, khắc họa chân dung, diễn tả hiện thực đời sống của con người, đồng thời cũng mang đầy tính tưởng tượng với vô vàn chi tiết biến ảo phi thực tế. Tất cả các pho tượng ở nước ta đều là tác phẩm điêu khắc nghệ thuật, phản ánh những suy nghĩ, tư tưởng của nhân sinh thời bấy giờ. Các nghệ nhân điêu khắc đã hóa thân vào tác phẩm, bằng tất cả lòng thành kính, sự nâng niêu để đã tạc nên các pho tượng có tính mỹ thuật mang đậm nét dân gian, đa dạng về loại hình, kiểu dáng, hoa văn trang trí, mang tính đặc trưng của từng thời kỳ lịch sử khác nhau bằng những chất liệu khác nhau nhưng vẫn thể hiện được thần thái của Đức Phật.
Thiên thủ thiên nhãn Quan Âm chùa Bút Tháp
2, Thể hiện qua kiến trúc nhà chùa.
Dấu ấn của điêu khắc tôn giáo ngoài thể hiện qua các pho tượng phật còn thể hiện qua kiến trúc thiết kế của các ngôi chùa từ hình tượng con rồng bằng đá ngoài cổng đến tấm phù điêu bằng gỗ đến mái nhà cong vuốt bằng gốm... tất cả đều được chạm khắc tỉ mĩ khéo léo từ những nghệ nhân điêu khắc thời bấy giờ.
Trong đó công trình thể hiện nghệ thuật điêu khắc tôn giáo đỉnh cao nhất có lẽ là chùa Dàn ở Bắc Ninh với diện tích gần 190m2 gồm 5 gian 2 chái với bốn góc đao cong vút, giữa bờ nóc đắp hình “Lưỡng long chầu nguyệt”, đầu kìm là 2 đầu rồng lớn; đầu đao chạm khắc hình rồng, phượng; đầu dư được chạm thành hình đầu rồng bằng kỹ thuật chạm kênh bong, cốn, bẩy đều được chạm nổi “Tứ linh” rất tinh xảo... tất cả tạo nên một ấn tượng khó quên cho bất cứ ai đã từng đặt chân đến ngôi chùa này.
Chùa Dàn – tỉnh Bắc Ninh
Nhìn chung qua kiến trúc tổng thể của nhà chùa đã thể hiện khá rỏ nét dấu ấn của điêu khắc tôn giáo. Nhưng tùy thuộc vào thời gian xây dựng mà mỗi ngôi chùa lại có một phong cách điêu khắc riêng phù hợp với quan điểm sáng tác của các nghệ nhân thời bấy giờ. Hiện nay nếu quý khách muốn trùng tu một ngôi đền, chùa hay muốn có một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc mang dấu ấn tôn giáo có thể liên hệ với tranhtuongdieukhac.com để đặt hàng.